Trước khi lên đường du học Đức
Đôi lúc việc cần cân nhắc mang những gì và không mang những gì cũng là việc đau đầu cho các bạn sinh viên quốc tế. Thông thường đối với hành trang của du học sinh thì họ sẽ gặp 3 trường hợp phân vân:
• Loại 1: Tối cần thiết, không thể không mang
• Loại 2: Cần thiết và cũng rất cần
• Loại 3: Mang theo thì nặng, không mang thì tiếc
Do khối lượng hành lý được mang theo giới hạn, điều kiện khác biệt giữa nước ngoài và Việt Nam cùng vô số điều luật hàng không đã khiến không ít người lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười”. Sau đây là những điều lưu ý sẽ giúp ích cho hành trang du học của bạn:
Những gì cần mang theo?
1.1.1 Tài chính Mang theo một khoản tiền của đất nước bạn đến,nhiều hoặc ít tuỳ theo bạn đã trả tiền chỗ ở hay chưa.Bạn có thể dùng thẻ tín dụng (credit card) để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe v.v…Khi thiếu tiến mặt đột ngột, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machine) có khắp nơi. Hai loại phổ biến nhất là VISA và MASTER CARD hiện nay đã có mặt tại một số ngân hàng Việt Nam như ABBANK, ACB, VCB…Bạn có thể liên lạc tìm hiểu về các thể thức và điền kiện cấp thẻ. Chú ý là lãi suất thẻ tín dụng khá cao nên hãy sử dụng có kiểm soát. Tiền chia ra để ít nhất 3 nơi, để trong người một ít. Tốt nhất bạn nên để sẵn 1 khoản tiền mặt để chi cho những thứ vật dụng ban đầu: nồi niêu xoong chảo, quần áo, mền, gối… và thậm chí là tiền lẻ cho phương tiện đi lại như tàu điện ngầm, xe bus… vì những trường hợp này họ ít khi dùng thẻ tín dụng. Các học viên quan tâm tới các chương trình tuyển sinh nghề tại đức có thể tham khảo ở website của chúng tôi
Xem thêm: Làm web
1.1.2 Vật dụng thiết yếu Quần áo: gồm quần áo chống rét và quần áo mùa hè. Đối với quần áo mùa hè như áo thun, T-shirt, quần jean … bạn có thể mang 1 ít và mua thêm tại nước ngoài vì giá cả mặt hàng này khá rẻ, không quá khó tìm và hay có sale-off Nhu yếu phẩm: như bàn chải, kem đánh răng, khăn, chăn, son giữ ẩm, kem chống nứt da, kim chỉ… cũng chỉ nên mang 1 ít. Sau một thời gian quen với cuộc sống bạn có thể dễ dàng mua sắm những mặt hàng này. Giày dép: bạn nên mang khoảng 1 đôi giày xăng đan, thể thao, dép kẹp và tất đi kèm. Lựa chọn những đôi đi quen, không bị phồng chân thuận tiện cho việc đi bộ. Ngoài ra một đôi giày Tây hay cao gót cho những party của trường cũng cần thiết nếu bạn chưa quen với việc lựa chọn giày ở nước ngoài Thuốc men: những ngày đầu mới đến do thay đổi môi trường và thời tiết, sức khỏe của bạn sẽ không ổn và rất dễ nhiễm bệnh. Mang theo một số loại thuốc cần thiết như đau bụng, giảm đau, vitamin, thuổc cảm, thuốc đau bao tử… Đồ dùng điện tử: nồi cơm điện, máy CD, laptop, máy chụp hình, điện thoại di động (có lưu những số điện thoại quan trọng), kim từ điển, máy sấy tóc, bàn ủi, máy cạo râu… Văn phòng phẩm, ba lô (mua loại dung tích 25 lít là vừa) Đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức, sạc, ổ chuyển điện thế (tùy theo nước sở tại). Thức ăn cho tuần đầu tiên: thời gian đầu khi bạn chưa quen với thức ăn bản địa, đồ ăn đem theo từ Việt Nam, đặc biệt là mì gói, sẽ là “cứu tinh” của bạn
1.1.3 Giấy tờ cần thiết Hộ chiếu (passport), Visa du học và vé máy bay còn hạn trong đó có thị thực sinh viên. Thư nhận học, thư thông báo được cấp học bổng, biên lai đóng học phí. Thư của đại sứ quán. Bản gốc / bản sao có công chứng, các học bạ / bảng điểm, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, hình 4×6. Các giấy tờ xác minh nhân thân như bằng lái hoặc chứng minh thư (nên dịch ra một bản tiếng Anh. Sổ theo dõi sức khỏe, các chứng từ bệnh án (nếu có).
1.1.4 Thông tin Thông tin về vùng sẽ sinh sống: điều kiện khí hậu, phương tiện giao thông, mệnh giá tiền tệ, giá cả, ngân hàng, bảo hiểm sức khỏe, luật pháp và tình trạng xã hội tại đó (những điều nên làm cùng những điều tối kỵ nên tránh) và thuộc lòng những cụm từ giao tiếp thông thường. Ví dụ : tại Singapore bạn yên tâm là nước máy sạch và đủ tiêu chuẩn để uống 100%. Tuy nhiên việc mua bán chewing-gum sẽ bị phạt hành chính Thông tin về trường sở tại: giờ giấc, khóa học, địa điểm trường (cách tại nơi bạn cư trú bao xa và có thể di chuyển bằng phương tiện gì), các CLB của trường…
1.1.5 Tâm lý, tư tưởng, tình trạng bản thân Cần đảm bảo sức khỏe để có thể thích ứng với nước ngoài (chú ý với những bệnh lý nặng như tim, suyễn, dị ứng thời tiết,…). Đồng thời phải khám, điều trị mắt và răng thật kỹ trước khi lên đường, mang theo kính cận nếu bị bạn bị cận thị Đừng nghĩ rằng du học là hoàn toàn thuận lợi, sung sướng, và nước đến du học là thiên đường hay miền đất hứa. Cuộc sống và học tập ở đâu cũng có những khó khăn riêng. Để tồn tại và thành công, bạn phải biết cách giải quyết các khó khăn đó về mọi vấn đề như: tiền bạc, shock văn hóa, cô đơn, học tập, tình cảm, việc làm… Bạn phải học cách tự giải quyết vấn đề của mình, nếu không hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị hoặc những du học sinh khác vì họ sẽ cho những lời khuyên, cách tháo gỡ các vấn đề hợp lý.
Những gì không nên mang theo?
Súng (ngay cả súng đồ chơi) và các mặt hàng vũ khí khác như dao, kéo, pháo, bật lửa… Bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng mà thông thường không được coi là vật dụng nguy hiểm nhưng có thể sẽ trở thành nguy hiểm tuỳ theo mục đích sử dụng như kẹp đá, dao cạo, kéo các loại, búa kìm… Những chất kích thích và một số loại thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh Một số chất lỏng đặc biệt như nước hoa, dầu gội… vì những loại này sẽ bị nhân viên kiểm tra giữ lại qua máy soi Ngoài ra còn một số điều mà mỗi nước sở tại ban quy định cấm, ví dụ: Singapore cấm các loại thời trang lông động vật; Australia cấm các dụng cụ từ xương, vỏ sò, đồ thủ công bằng da động vật, Canada cầm xách tay mặt hàng tươi sống…